game bai đổi thưởng | game bài đổi thuong | game bài đổi thưởng

game bai đổi thưởng | Tel : (84-8) 38 030 237 | Email : [email protected]
 

LỜI GIỚI THIỆU

Dân tộc Việt Nam có truyền thống là một dân tộc giàu óc thẩm mỹ và tiềm năng sáng tạo. Ngay từ khi cai trị và tiếp xúc với nước ta, nhà cầm quyền Pháp đã nhận thấy nghệ nhân ta khéo tay và thông minh, thợ thủ công của ta có thể làm được tất cả vật thường dùng với những kiểu mẫu rất đẹp nên đã thành lập một số trường mỹ thuật thực hành (nghệ thuật ứng dụng) ở xứ Nam kỳ vào những năm đầu thế kỷ XX để đáp ứng đòi hỏi của đời sống xã hội.

Năm 1901, chính quyền Pháp mở Trường Mỹ nghệ đồ mộc ở Thủ Dầu Một, đào tạo thợ có khả năng làm bàn ghế tủ gồm 4 bộ môn: sơn nhựa (sơn ta), làm đồ danh mộc, chạm gỗ chạm ngà khảm xà cừ và trang trí.

Năm 1903, thành lập Trường Mỹ nghệ Biên Hoà chuyên dạy nghệ thuật gốm và đúc tượng nhỏ bằng đồng “theo kiểu Trung Quốc mà người Pháp yêu thích”.

Chương trình đào tạo của hai trường mỹ nghệ ở Thủ Dầu Một và Biên Hoà chủ yếu là thực hành, còn phần lý thuyết chiếm thời gian rất ít.

Để bổ túc chương trình giáo khoa cho hai trường trên và đào tạo hoạ viên cho các ngành tiểu thủ công nghiệp, vào năm 1913 nhà cầm quyền đương thời mở thêm một trường dạy nghề vẽ tại trung tâm tỉnh Gia Định nằm tại địa điểm của khẩu từ miền Đông vào Thành phố Sài Gòn.

Trong buổi đầu trường có tên là Trường dạy vẽ (École de Dessin), gọi tắt là Trường Vẽ Gia Định. Theo sự phân công, Trường Vẽ Gia Định tuyển sinh từ khắp các tình toàn miền Nam. Năm đầu học môn hội hoạ tổng quát, cuối năm học sinh phải qua một cuộc sát hạch để tuyển lấy 1/3 học sinh giỏi về hội hoạ giữ lại trường để tiếp tục học các ngành chuyên môn như trang trí khắc đồng, in đá,... Các học sinh không trúng tuyển được chia về hai trường ở Thủ Dầu Một và Biên Hoà tiếp tục học ba năm còn lại.

Theo chương trình, Trường Vẽ Gia Định dạy kỹ hơn hai trường trên về hình hoạ, bố cục, trang trí, nguyên lý màu sắc và sáng tác.
Trường Vẽ Gia Định càng ngày càng phát triển cũng như sự bành trướng tầm hoạt động. Đến năm 1917 được mang danh hiệu là Trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định, một trường mỹ thuật duy nhất miền Nam được xếp vào bậc trung học chuyên nghiệp đệ nhất cấp và đã được nhận làm hội viên của Hiệp hội Trung ương Trang trí mỹ thuật Paris (Membre perpétuel de L’union Centrale des Arts décoratifs de Paris).

Có thể nói, sự ra đời của Trường Vẽ Gia Định tuy còn ở trình độ sơ trung cấp nhưng đã góp phần giúp cho việc đào tạo mỹ thuật Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Lần đầu tiên, các học sinh mỹ thuật được tiếp xúc với những tiến bộ về kỹ thuật hội hoạ phương Tây, tiếp cận với nền nghệ thuật hiện đại Pháp và được đào tạo có hệ thống ngang tầm thế giới, điều mà trước đây việc đào tạo mỹ thuật ở nước ta còn ở trong cơ chế truyền nghề, cha truyền con nối không thể nào có được.

Trường Vẽ Gia Định cùng với Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (thành lập năm 1925 tại Hà Nội) đã góp phần hình thành một đội ngũ hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp của Việt Nam sau cuộc Thế chiến lần thứ nhất. Nhiều nghệ sĩ tài năng nổi tiếng trong nước và ngoài nước xuất thân từ trường này. Phần lớn thế hệ đầu tiên này đã tham gia Cách mạng tháng Tám, đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, cũng như đã góp phần đặt nền tảng cho nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam.

Vào tháng 10 năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, đất nước tạm chia ra làm hai miền, một số hoạ sĩ tiến bộ đã tổ chức hội nghị giáo khoa mỹ thuật- mỹ nghệ tại Gia Định và đề nghị thành lập một trường cao đẳng mỹ thuật tại Sài Gòn.

Ngày 31 tháng 12 năm 1954, chính quyền Sài Gòn đã chấp thuận đề nghị này và ra Quyết định số 1192/GĐ thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn với chương trình học bao gồm: mỹ thuật thuần tuý, mỹ thuật phổ thông và mỹ thuật công nghệ.

Sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn trở thành một trong hai trung tâm đào tạo mỹ thuật bậc cao đẳng của miền Nam thời bấy giờ (trung tâm thứ hai là Huế), đã tạo ra được bộ mặt mới cho hoạt động mỹ thuật ở miền Nam. Nhiều tác phẩm mỹ thuật của thầy và trò đã tham gia nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước giành được nhiều giải thưởng có giá trị.

Trong suốt quá trình tồn tại dưới chế độ cũ, tuy có những hạn chế lịch sử nhưng hai trường: Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định và Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn đã đào tạo được nhiều thế hệ hoạ sĩ và nhiều nghệ sĩ xuất thân từ hai trường này đã gắn liền tên tuổi của mình với cách mạng, với những thành tựu vẻ vang, trong sáng tác và trong đào tạo thế hệ trẻ. Còn một số vì hoàn cảnh phải sống trong vùng tạm chiến dù sáng tác hay đào tạo hầu hết vẫn giữ tình cảm với đất nước, với cách mạng, giữ lòng yêu nghề chân chính.

Phong trào đấu tranh của học sinh- sinh viên ở Trường Vẽ Gia Định (vào khoảng 1938 đổi thành Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định. Từ 1961, thành Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật. Từ 1971, cải tổ gọi là Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định) và Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn rất bền bỉ và sôi nổi suốt mấy chục năm, làm vẻ vang truyền thống bất khuất của thanh niên sinh viên tỉnh Gia Định cũ. Nhiều người đang học bỏ trường đi vào chiến khu tham gia kháng chiến. Nhiều người là cán bộ hoạt động hợp pháp tại chỗ. Nhiều người đã hy sinh trong chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc. Đặc điểm về tinh thần yêu nước, về truyền thống đấu tranh, về tình đồng nghiệp, đồng môn là tiền đề cho sự đoàn kết thống nhất đội ngũ mỹ thuật cả nước sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đó cũng là thuận lợi cơ bản của công tác cải tạo và xây dựng lại Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam toàn thắng, cùng với đoàn quân tiến vào Sài Gòn, tổ quân quản trực thuộc Phòng Mỹ thuật Trung ương cục miền Nam vào tiếp quản hai Trường Quốc gia Trang trí Mỹ thuật Gia Định và Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn.

Được sự chi viện tích cực từ miền Bắc, các hoạ sĩ thuộc Phòng Mỹ thuật giải phóng miền Nam cùng lực lượng tại chỗ tuy còn những bỡ ngỡ lo âu nhưng trong không khí chung của toàn dân tộc vui mừng vì chiến tranh đã chấm dứt, đất nước hoàn toàn độc lập tự do đã cùng nhau bắt đầu chuyển cơ sở đào tạo của hai trường cũ thành một trung tâm đào tạo mỹ thuật của cách mạng.

Ngày 26 tháng 6 năm 1975, Bộ Thông tin Văn hoá Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra quyết định bổ nhiệm ban lãnh đạo nhà trường và giao nhiệm vụ soạn thảo chương trình để kịp khai giảng năm học mới.
Sau sáu tháng chuẩn bị, ngày 8 tháng 11 năm 1975, nhà trường khai giảng niên học đầu tiên đào tạo song song hai cấp trung học và đại học.

GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN 1981

Nhà trường mang tên  Trường Cao đẳng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đã hoàn thành việc bố trí đều khắp cán bộ mỹ thuật trung học và đại học cho các tỉnh thành, đặc khu ở phía Nam, cho quân đội và các ngành văn hoá, kinh tế, xã hội của trung ương đóng tại phía Nam. Nhà trường chú trọng hai khâu quan trọng nhất là cơ bản tạo hình và mối quan hệ của nghệ thuật với cuộc sống, đồng thời từng bước thực hiện phương châm đào tạo toàn diện và đồng bộ.
Với thành tích trên, ngày 29 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định đổi tên trường thành Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

GIAI ĐOẠN TỪ 1981 ĐẾN 1986

Là giai đoạn phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là thời kỳ nền kinh tế đất nước suy thoái nghiêm trọng, thói quan liêu bao cấp đè nặng trên mọi lĩnh vực. Nhà trường đã phải tìm nhiều hướng để tự lo ổn định đời sống cho thầy và trò, đồng thời vẫn kiên trì các nguyên tắc phương châm và phương pháp đào tạo.

GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY

Là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, có thể coi là giai đoạn đổi mới toàn diện và đồng bộ các mặt từ mềm hoá và mở rộng phương thức nâng cao chất lượng đào tạo đến cải tiến tinh giản bộ máy tổ chức, nâng cao mức sống của cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học sinh.
Từng năm học, nhà trường từng bước cải tiến và nâng cao tính khoa học, hệ thống hoá đúc kết kinh nghiệm, chú trọng khâu hiệu quả, chất lượng,... trong quá trình đào tạo làm phương pháp khoa học cho việc hình thành bản lĩnh của sáng tạo nghệ thuật.